Chú thích Phùng Khắc Khoan

  1. Theo GS. Trịnh Vân Thanh (tr. 1104). Tuy nhiên theo nhiều nhà nghiên cứu hiện nay, gần như không thể có quan hệ anh em cùng mẹ khác cha giữa hai người nếu căn cứ vào năm sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) và Phùng Khắc Khoan cũng như độ tuổi của bà Nhữ Thị Thục (thân mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo tiểu sử thì bà lấy chồng muộn so với độ tuổi phụ nữ đương thời). Tham khảo bài viết "Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ - Phùng Khắc Khoan" của tác giả Nguyễn Công Lý (Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại Học Quốc gia TP.HCM, 2009).
  2. 1 2 3 4 Theo Phan Huy Chú, tr. 260-261.
  3. Theo Phan Huy Chú (tr. 260). Sách Văn học thế kỷ XV-XVII (tr. 974) cho biết năm 1553, ông bắt đầu vào Thanh Hóa tham gia cuộc Trung hưng của nhà Lê.
  4. Vạn Lại nay là xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Xem thêm bài "Vạn Lại-Yên Trường (thuộc Thanh Hóa), một thời là kinh đô nước Việt" .
  5. Theo bài viết "Lưỡng quốc trạng nguyên Phùng Khắc Khoan" trên website Thăng Long-Hà Nội, thì Phùng Khắc Khoan còn được cử đi sứ vào năm 1606. Tuy nhiên, các sách ở mục "sách tham khảo" đều không thấy chép.
  6. Theo Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992, tr.811.
  7. Chu dịch quốc âm ca
  8. Ý kiến của Trần Văn Giáp, tr. 911.
  9. Theo phần "Văn tịch chí" trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí, thì ông còn có sách " Phùng công thi tập, gồm 2 quyển, biên sắp các bài làm từ lúc 16 tuổi, đến bài Hiến thọ ngày đi sứ, cộng 106 bài. Đại để lời thơ trong trẻo dồi dào, khí cách hùng hồn tao nhã. Bài Hiến thọ được vua Minh rất khen ngợi, có sứ Triều Tiên là Lý Việp Quang đề tựa tập thơ" (trích bản dịch, tập 3, tr. 131). Chắc đây là một phần của Ngô chí thi tập.
  10. 1 2 Theo Bùi Duy Tân, tr. 1432.
  11. Tuy nhiên, Từ điển bách khoa Việt Nam lại ghi là Tây Hồ quan ngưu. Xem thêm ở đây: .
  12. Thông tin thêm: Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Minh Tuyên Tông công nhận Lê Lợi làm vua nước Việt, nhưng yêu sách là mỗi khi sang sứ phải mang theo "người vàng Liễu Thăng" (tượng hình người đúc bằng vàng) để đền mạng cho Liễu Thăng, kèm theo sản vật địa phương. Để giữ yên bờ cõi, chấm dứt chiến tranh, nhà Lê từ Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) phải chấp nhận lệ cống người vàng đó không dứt. Khi nhà Thanh lên thay thế nhà Minh, việc đó vẫn phải tiếp tục. Mãi đến năm 1718, Nguyễn Công Hãng đi sứ nhà Thanh có đề nghị và được vua Khang Hy chấp thuận bỏ lệ cống người vàng. Tính ra các triều đại phong kiến Việt Nam đã cống hơn 500 người vàng cho các triều đại phong kiến Trung Hoa.
  13. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên cũng đã chép việc này như sau: "Khắc Khoan đến Yên Kinh, vừa gặp tiết Vạn Thọ của vua Minh, dâng 30 bài thơ lạy mừng. Anh vũ điện đại học sĩ thiếu bảo kiêm thái tử thái bảo Lại bộ thượng thư nhà Minh là Trương Vị đem tập thơ Vạn Thọ ấy dâng lên. Vua Minh cầm bút phê rằng: 'Người hiền tài ở đâu mà không có. Trẫm xem thơ, thấy hết lòng trung thành của Phùng Khắc Khoan, rất đáng khen ngợi'. Liền sai đưa xuống khắc in để ban hành trong nước. Khi ấy, sứ Triều Tiên là Hình tào tham phán Lý Toái Quang viết tựa cho tập thơ (Quyển XVII, Kỷ Nhà Lê, Thế Tông Nghị Hoàng Đế, phần 2 ).
  14. Tục gọi là lượt Bùng (theo Trần Văn Giáp, tr. 911).
  15. Theo GS. Trịnh Vân Thanh (tr. 1105), Từ điển bách khoa Việt Nam (mục từ "Phùng Khắc Khoan") và Trần Văn Giáp (tr. 911).
  16. “Bài thơ: Đáp Triều Tiên quốc sứ Lý Tuý Quang”
  17. Tên đất, thuộc quần đảo Lưu Cầu 琉球, xưa thuộc Triều Tiên. Thời Tuỳ Dạng Đế, khi đánh qua Triều Tiên, vua Tuỳ đã cho quân đánh vào Nghĩa An trước nhất. Trong thơ văn khi nói đến Nghĩa An, thường cũng muốn chỉ Triều Tiên.